PHÒNG THỜ

Chào mừng bạn đến với Tủ Bếp Bảo Nam - Địa chỉ thiết kế nội thất cao cấp, giá ưu đãi!

PHÒNG THỜ

Phòng thờ là nơi linh thiêng và trang nghiêm trong mỗi ngôi nhà, nơi gia đình tụ họp để cầu nguyện và tưởng nhớ những người thân đã khuất. Để tạo nên không gian thời linh thiêng và trang nghiêm, nội thất phòng thờ đóng vai trò quan trọng. Bài viết của Nội Thất Bảo Nam sẽ giới thiệu đến bạn với những ý tưởng về nội thất phòng thờ và cách tạo không gian linh thiêng cho gia đình.

nội thất phòng thờ

Phòng Thờ Là Gì? Ý Nghĩa Của Phòng Thờ Trong Không Gian Sống.

Phòng thờ là không gian trong nhà hoặc nơi trong ngôi nhà được dành riêng cho những nghi lễ tôn giáo và thực hành tôn thờ. Phòng thờ được sử dụng để cầu nguyện, thực hiện nghi thức tôn thờ, và dành riêng cho việc thờ phụng người thân đã mất, hoặc các vị thần theo tôn giáo cụ thể. Phòng thờ có thể có nhiều biểu tượng tôn giáo, bảng điều khiển, tượng thần, và những vật phẩm tôn thờ khác tùy thuộc vào tôn giáo và truyền thống.

Phòng thờ là phòng riêng được thiết kế đặc biệt dành cho công việc thờ cúng, dâng tế lễ, nơi thực hiện những nghi thức cúng bái. Phòng thờ là không gian thể hiện sự sùng đạo của những tín đồ hoặc thể hiện sự hiếu thảo, lòng kính mến, nhớ ơn của con cháu đối với tổ tiên.

Người Việt Nam có niềm tin và tín ngưỡng rằng phòng thờ là nơi để gia tiên ngự đến và phù hộ gia đình. Đây là một thế giới tâm linh thu nhỏ trong ngôi nhà, kết nối con người ở thực tại với những điều linh thiêng luôn hiện hữu trong tâm trí. Nơi đây khởi lên những điều tốt đẹp về sự tín Đạo, lòng hiếu kính, tưởng nhớ.

Ở mỗi vùng, phòng thờ có những vật dụng và sự bố trí khác nhau. Về cơ bản, một phòng thờ chuẩn mực và đầy đủ gồm:

  • Bàn thờ gia tiên: chính là mục không thể thiếu trong phòng thờ. Tùy thuộc và không gian, diện tích, gia chủ có thể lựa chọn loại bàn thờ phù hợp. Có nhiều loại bàn thờ như bàn thờ đứng, tủ thờ, sập thờ, án gian thờ...
  • Bát hương: Giống như bàn thờ, bát hương là vật dụng thờ cúng quan trọng. Trên bàn thờ gia tiên có 3 bát hương, mỗi bát có ý nghĩa riêng trong thờ cúng.
  • Di ảnh: Di ảnh thờ của người đã mất được đặt trong khung. Ngoài ra, nếu thờ Thần Phật thì có tượng thờ, được đúc bằng đồng hoặc bằng đá...
  • Lọ lộc bình sứ: được sử dụng để cắm hoa đặt ở bên trái. Có thể đặt bình đối xứng hai bên để cắm hoa và cắm cành lộc.
  • Ngai chén thờ: hay là khay chén thờ hoặc kỷ chén thờ sử dụng để đựng nước, rượu và trà khi dâng cúng. Kiểu dáng của ngai chén thờ đa dạng, có chân trụ, hai tay quai và ở giữa là nơi đặt chén. Mặt chính của kỷ chén được chạm khắc hoa văn, thể hiện sự sang trọng, quyền quý. Cạnh kỷ chén thờ có thể đặt thêm nậm rượu.
  • Mâm bồng: được sử dụng để đặt 5 loại quả dâng cúng.
  • Đèn dầu - chân nến: bàn thờ có ý nghĩa sâu sắc, mong gia tiên về sum họp và phù hộ cho gia đình. Ngoai ra, đèn dầu còn có ý nghĩa “quang minh” soi sáng và chuyển hóa hận thù tan biến. Khi thắp hương nên thắp đèn dầu, nến. Có thể tắt đèn hoặc nến đi khi hương đã tàn hết.
  • Đỉnh đồng, lư hương: là vật phẩm trên bàn thờ sử dụng để đốt nhang hoặc đốt trầm hương tế khí, linh khí. Đỉnh đồng (lư hương) làm từ chất liệu đồng, đánh bóng loáng gồm 5 bộ phận: Nắp đỉnh, thân đỉnh, chân đỉnh, đế đỉnh, tai mây.
  • Hoành phi, câu đối: được treo hai bên gian thờ, cố định trên tường hay trên cột, cùng với bàn thờ tạo thành một khu vực thờ cúng trang nghiêm. Mỗi câu đối như một lời chúc, lời nguyện mong cho một cuộc sống an lành hay là lời dạy đạo đức.
  • Hạc thờ: Đôi hạc thờ bằng đồng ngậm hoa và cưỡi trên mu rùa là vật phẩm đặt trong gian thờ có ý nghĩa tốt lành như cao quý, trường thọ, âm dương.
  • Bình hoa: là vật phẩm không thể thiếu, được đặt trên bàn thờ sử dụng để dâng hoa thờ cúng hằng ngày hoặc vào các dịp lễ, rằm...

Vai trò và ý nghĩa phòng thờ:

Với người Việt Nam, phòng thờ có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Dù cho xã hội ngày càng phát triển hiện đại, tập tục thờ cúng trong gia đình vẫn lưu truyền qua nhiều thế hệ.

  • “Uống nước nhớ nguồn”: Qua nhiều thế hệ, phòng thờ trở thành cầu nối giúp con cháu kính nhớ, biết ơn tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thuận, lễ nghĩa với gia tiên.
  • Nơi kết nối tâm linh: Những thành viên trong gia đình cầu nguyên với tổ tiên ông bà, cầu mong được phù trợ sức khỏe, may mắn, soi đường dẫn lối để làm việc đúng đắn.
  • Nơi gắn kết: Dù đi đâu xa, ngày lễ giỗ, chạp hay Tết, con cháu trong dòng tộc lại trở về phòng thờ thắp nén hương, cùng nhau tưởng nhớ người đã khuất.
  • Phòng thờ các Chư Phật: là nơi những tín đồ Phật giáo đọc kinh, cầu nguyện, phát tâm, hồi hướng... cầu mong điều phước lành và giải các nghiệp chướng đời này hay các đời trong vô lượng kiếp.
  • Phòng thờ là nơi phong thủy: tập hợp những sinh khí vượng khí, triển nở các năng lượng tốt lành và mang đến một cuộc sống an bình, thịnh vượng cho gia đình.

Nguyên Tắc Thiết Kế Nội Thất Phòng Thờ Hợp Phong Thủy Của Người Việt.

Như truyền thống lâu đời của người Việt Nam, không gian thờ cúng tổ tiên là một nơi linh thiêng và trang trọng. Tuy nhiên, việc thiết kế nội thất phòng thờ một không gian riêng tư, trang nghiêm tại ngôi nhà của mình sao cho phù hợp phong thủy, đẹp là một vấn đề mà các gia chủ luôn trong trạng thái "trăn trở".

1. Thiết kế với kích thước phòng thờ & bàn thờ

Tùy vào những diện tích không gian có thể thiết kế một không gian phòng thờ riêng cho phù hợp. Hiện nay, diện tích phòng thờ được lựa chọn nhiều nhất dao động từ 5m2, 7m2, 10m2... Còn về kích thước chuẩn tủ thờ theo lỗ ban thường được sử dụng là Rộng 1570mm x Sâu 690mm x Cao 1170mm hoặc Rộng 1270 x Sâu 690 x Cao 1070mm.

Ngoài ra, việc thiết kế nội thất phòng thờ tại những căn hộ bị giới hạn diện tích, không gian nên việc thiết kế một không gian phòng thờ riêng để thờ cúng là một điều khó. Vì thế thiết kế không gian phòng thờ cho căn hộ cùng với những không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng ăn, tầng lửng...

2. Lựa chọn vị trí và hướng

Vị trí đặt bàn thờ trong phòng hay trong bất kỳ không gian nào trong nhà đều sẽ gây ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy cần chú ý cách đặt hướng phòng thờ theo phong thủy cho như:

  • Đối với nhà phố, biệt thự: với những ngôi nhà có 2 tầng trở lên, phòng thờ thường được chọn là vị trí riêng biệt tại tầng cao nhất.
  • Đối với căn hộ chung cư: có diện tích hạn chế vì thế có thể bố trí phòng thờ chung không gian với phòng khách, phòng ăn... Tuy nhiên nên thiết kế nội thất phòng thờ có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và những không gian khác.

Ngoài ra nên đặc biệt chú ý tới hướng đặt phòng thờ:

  • Bàn thờ không được đặt ở nơi đối diện cửa ra vào. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí tốt ra khiến gia chủ mất tài lộc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bàn thờ nên đặt ở nơi yên tĩnh, thanh tịnh. Tránh đặt gần nơi cửa ra vào, phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian phòng thờ cúng.
  • Phòng thờ không được để ở nơi gần nhà vệ sinh, phòng tắm. Đây là khu vực có âm khí và xú khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị gặp điều gỡ, bệnh tật...
  • Đặc biệt, Phòng thờ tuyệt đối không được đặt ngược với hướng nhà.

3. Thiết kế phòng thờ với yêu tố màu sắc và chất liệu

Không gian phòng thờ nên được sử dụng những gam màu trung tính và trầm tối của các loại gỗ tự nhiên vừa đem lại không khí ấm cúng mà còn đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ hiện đại cho cả căn nhà.

Bên cạnh đó nên chú ý về sự đồng nhất và hài hòa màu sắc giữa các món đồ nội thất, đồ trang trí khác trong phòng thờ. Tuyệt đối không lựa chọn những món nội thất thờ cúng có màu sắc quá sặc sỡ, vì nó thể hiện sự không tôn trọng tổ tiên.

Chất liệu bàn thờ trước nay đều được gia chủ ưu tiên lựa chọn đó chính là các loại gỗ tự nhiên. Phụ thuộc vào chi phí cũng như độ bền mà có rất nhiều loại gỗ cho bạn lựa chọn, từ gỗ tự nhiên bình thường đến gỗ óc chó, gỗ đỏ, gỗ sồi,...

4. Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên một không gian ấm cúng, trang nghiêm của phòng thờ. Để làm được điều đó, cần lưu ý yếu tố sau:

  • Ánh sáng trong phòng thờ nên là ánh sáng màu vàng dịu, không quá chói gắt, cũng không quá tối để có thể đảm bảo được yếu tố ấm cúng, trang trọng, không còn lạnh lẽo cho không gian thờ cúng.
  • Nên bố trí những loại đèn sao cho cân xứng, bố cục cụ thể, rõ ràng để đảm bảo tính trang nghiêm cần có trong không gian phòng thờ cúng linh thiêng.
  • Ngoài ra, đèn chiếu trong phòng thờ không được chiếu trực tiếp đến chổ có người ngồi thờ cúng.

Những Điều Kiêng Kỵ Trong Thiết Kế Nội Thất Không Gian Thờ Cúng.

Phong thủy là điều rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến sự cân bằng và luân chuyển sinh khí. Ngoài ra, thiết kế phòng thờ phạm những điều kiêng kỵ sẽ “phạm tâm linh” Thần Phật và những vị gia tiên đã khuất:

  • Không thiết kế phòng thờ nằm vào những vị trí cung xấu Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát.
  • Phòng thờ không được đặt đối diện nhà bếp, nhà vệ sinh, không được xây phòng thờ trên nền đất mà trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh.
  • Phía sau phòng thờ không được có nhà vệ sinh hay nhà tắm, nơi này có âm khí và xú khí nên phạm phong thủy.
  • Phía sau phòng thờ không được có cầu thang hoặc thang máy.
  • Phòng thờ, đặc biệt trên bàn thờ không đặt cây cảnh, hoa giả.
  • Kiêng kỵ không có chỗ tựa lưng hay bàn thờ treo trên không mà không có tựa lưng.
  • Không thiết kế phòng thờ có đường đi đâm thẳng vào sẽ gây tổn hại tài vận.
  • Không thiết kế phòng thờ ngược hướng với hướng nhà.
  • Không đặt phòng thờ dưới cầu thang làm hạn chế sự phát triển.
  • Phía trên phòng thờ không được có xà nhà.
  • Không đặt cửa phòng thờ đối diện với cửa chính nhà, cửa sau hay bất cứ cửa nào trong nhà.
  • Không thiết kế phòng thờ ở nơi bị ánh sáng chiếu vào trực tiếp hay đón gió quá mạnh mẽ.
  • Không thiết kế phòng ngủ ngay sau phòng thờ dễ gây bất hòa trong cuộc sống, quan hệ tình cảm vợ chồng.
  • Không làm phòng thờ bằng kính, hay có cửa kính, tường kính.
  • Không dùng bàn thờ làm từ gỗ đã qua sử dụng.
  • Không dùng thiết bị có từ trường trong phòng thờ dễ nhiều loạn và làm sóng âm không tụ lại được.
  • Không để đồ đạc sinh hoạt dưới tủ thờ, bàn thờ đặc biệt là đồ điện hay đồ bể.
  • Không để đồ đạc bừa bãi, các vật ô uế hay thùng rác trong phòng thờ.

Dịch Vụ Thiết Kế Lắp Đặt Nội Thất Phòng Thờ Trọn Gói.

Nội Thất Bảo Nam nơi cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất phòng thờ trọn gói từ A – Z. Là vai trò là tổng thầu, xưởng sản xuất. Đơn vị sẽ trực tiếp thi công công trình, theo dõi, đánh giá về chất lượng và hiệu quả công việc.

Sau khi lựa chọn dụng dịch vụ, bạn sẽ được hưởng nhiều đãi hấp dẫn và lợi ích mà Nội Thất Bảo Nam đem lại:

  • Miễn phí tư vấn, khảo sát cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ thi công nội thất trọn gói.
  • Miễn phí thiết kế khi lựa chọn dịch vụ thiết kế nội thất phòng thờ trọn gói.
  • Đảm bảo tiến độ thi công, từ thiết kế đến thi công lắp đặt chỉ mất 15 ngày (*).
  • Đảm bảo thi công sử dụng đúng vật liệu liệu, đúng thiết kế, phù hợp với ngân sách đầu tư của khách hàng.
  • Xưởng sản xuất trực tiếp không qua chung gian.
  • Giá dịch vụ thiết kế thi công, sản xuất cam kết rẻ hơn so với thị trường 10%.

Bạn gặp khó khăn trong việc tự lên kế hoạch thiết kế nội thất phòng thờ, cũng như những dự toán chi phí nguyên vật liệu nhân công, hãy nhấc máy gọi ngay hotline 0935.314.353, Nội Thất Bảo Nam đảm bảo tốt cho khách hàng:

  • Chỉ 2 ngày đã có phương án thiết kế 3D.
  • Chỉ 7 ngày vừa sản xuất vừa lắp đặt hoàn thiện (*).
  • Chi phí tiết kiệm cho các sản phẩm chất lượng.
  • Chi phí trong hợp đồng đã bao gồm chi phí tư vấn, thiết kế và lắp đặt.
  • Vận chuyển miễn phí, khách hàng sẽ không cầm phải thanh toán thêm bất kỳ một khoản nào.
  • Đảm bảo yếu tố về chất lượng, tiến độ Nội Thất Bảo Nam xây dựng một quy trình làm việc khoa học.

Quy Trình Thiết Kế Nội Thất Phòng Thờ Tại Bảo Nam.

Bước 1: Tiếp nhận, lắng nghe yêu cầu của khách hàng.

Bước 2: Tiến hành khảo sát mặt bằng, đo đạc thực tế.

Bước 3: Lên phương án thiết kế sơ bộ 2D, tiếp tục tư vấn cho khách hàng.

Bước 4: Dựng và duyệt thiết kế 3D cùng khách hàng, chốt phương án thiết kế.

Bước 5: Lập dự toán báo giá chi tiết cho khách hàng.

Bước 6: Ký hợp đồng, bàn giao hồ sơ thiết kế, chuyển sang giai đoạn thi công.

Bước 7: Tiến hành thi công theo hồ sơ kỹ thuật.

Bước 8: Nghiệm thu sau thi công cùng khách hàng, thanh lý hợp đồng.

Chế Độ Bảo Hành, Bảo Trì Sản Phẩm Của ĐV Nội Thất Bảo Nam Uy Tín.

Nội Thất Bảo Nam cam kết bảo hành 5 năm và bảo trì trọn đời sản phẩm cho khách hàng. Không chờ đợi, chúng tôi luôn chủ động trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cao cho khách hàng của mình. Với phương châm làm hài lòng khách hàng trên mọi phương diện, cung cấp dịch vụ cao cấp, đa dạng... Nội Thất Bảo Nam tự tin đáp ứng mọi đòi hỏi khắt khe của khách hàng khi lựa chọn sử dụng.

Nội thất phòng thờ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian linh thiêng và trang nghiêm cho gia đình. Bằng cách lựa chọn bàn thờ và tượng thần phù hợp, sử dụng màu sắc và trang trí thích hợp, tạo không gian tập trung và yên tĩnh, và duy trì sạch sẽ và bảo quản đúng cách. Hãy để Nội Thất Bảo Nam giúp bạn tạo nên môi trường linh thiêng phong thủy.

0
Zalo
Hotline